Bước tới nội dung

Vasilij Ivanavič Kazloŭ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vasilij Ivanavič Kazloŭ
Васіль Іванавіч Казлоў
Kazloŭ, k. 1940
Chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia
Nhiệm kỳ
12 tháng 3 năm 1947 – 17 tháng 3 năm 1948
Bí thư thứ nhấtMikalaj Ivanavič Husaraŭ
Tiền nhiệmNadzieja Ryhoraŭna Hrekava
Kế nhiệmJaŭhien Iosifavič Buhajoŭ
Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia
Nhiệm kỳ
18 tháng 3 năm 1948 – 2 tháng 12 năm 1967
Tiền nhiệmNikifor Jakaŭlievič Natalievič
Kế nhiệmSiarhiej Vosipavič Prytycki
Thông tin cá nhân
Sinh(1903-02-18)18 tháng 2, 1903
Zagorodnie, Đế quốc Nga
(nay là huyện Žlobin, Belarus)
Mất2 tháng 12 năm 1967(1967-12-02) (64 tuổi)
Minsk, Byelorussia Xô viết, Liên Xô
(Belarus ngày nay)
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Liên Xô (1927–1967)
Tặng thưởngAnh hùng Liên Xô
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Liên Xô
Phục vụ
Năm tại ngũ1925–1927
1941–1944
Cấp bậcThiếu tướng
Chỉ huyDu kích Minsk
Tham chiếnThế chiến II

Vasilij Ivanavič Kazloŭ (tiếng Belarus: Васіль Іванавіч Казлоў; tiếng Nga: Василий Иванович Козлов; 18 tháng 2 năm 1903 – 2 tháng 12 năm 1967) là chính khách và đảng viên người Belarus thời Liên Xô, nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô năm 1942.

Thiếu thời[sửa | sửa mã nguồn]

Kazloŭ sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Zagorodnie. Năm 1919, Kazloŭ bắt đầu làm thợ cơ khí ở thị trấn Žlobin. Năm 1925, ông thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc 2 năm trong Hồng quân. Năm 1927, ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên minh.[1] Năm 1929-1933, Kazloŭ theo học Đại học Quốc gia Minsk. Sau khi tốt nghiệp, ông làm công tác tổ chức đảng ở Kolkhoz trong một năm. Năm 1934, Kazloŭ làm giám đốc Trạm máy kéo và máy công cụ Starobin, đặt tại Salihorsk. Năm 1937, ông được bổ nhiệm làm Bí thư thứ nhất chi bộ Starobin. Một năm sau, ông trở thành Bí thư thứ nhất huyện Chervyen.[2] Năm 1940, ông giữ chứ Phó Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Nga Xô tại Byelorussia. Tháng 4 năm 1941, Kazloŭ được bổ nhiệm làm Bí thư thứ nhì chi bộ tỉnh Minsk.[3]

Thế chiến II[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 6 năm 1941, Đức chiếm Minsk. Kazloŭ vẫn hoạt động trong vùng chiếm đóng và được bổ nhiệm làm lãnh đạo Đảng Cộng sản ngầm tại Voblast vào tháng 7. Ông tiếp tục lãnh đạo du kích cho đến khi Đức rút bỏ.[4][5] Giữa năm 1942, lực lượng dưới quyền Kazloŭ khoảng 50.000 quân. Tháng 9, ông tới Moskva để báo cáo về tình hình Byelorussia và được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô.[6] Ngày 16 tháng 9 năm 1943, ông được phong hàm Thiếu tướng cho công trạng chỉ huy lực lượng du kích lớn nhất nước cộng hòa.[7] Tháng 7 năm 1944, Hồng quân giải phóng Minsk. Kazloŭ tiếp tục giữ chức Chủ tịch ủy ban Đảng Cộng sản Minsk Voblast thêm 4 năm.[8]

Hậu chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12 tháng 3 năm 1947, Kazloŭ được bầu làm Chủ tịch Xô viết Tối cao Byelorussia và giữ chức cho đến ngày 17 tháng 3 năm 1948. Sau đó, ông tiếp tục là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Byelorussia,[9] và đương chức đến khi qua đời.[10] Ngoài ra, ông còn là ứng viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô kỳ 20, 21 và 22, từ 25 tháng 2 năm 1956 đến 29 tháng 3 năm 1966. Ngày 8 tháng 4 năm 1966, không lâu trước khi qua đời, ông mới được chấp nhận làm ủy viên chính thức.[11] Kazloŭ được an táng tại Nghĩa trang phía Đông thành phố Minsk.[12]

Danh hiệu và khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Козлов Василий Иванович”, Академик (bằng tiếng Nga), lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2024, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024
  2. ^ “Козлов Василий Иванович”, hrono.ru (bằng tiếng Nga), lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2024, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024
  3. ^ “Козлов Василий Иванович [03.03.1903-02.12.1967]”, Библиотека - "Люди и книги" (bằng tiếng Nga), lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2017, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024
  4. ^ “КОЗЛОВ Василий Иванович”, Великой Отечественной Войны (bằng tiếng Nga), Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2012
  5. ^ “(Obituary)-VASILY IVANOVICH KOZLOV”, East View (bằng tiếng Anh), Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2021
  6. ^ “Указ Президиума Верховного Совета СССР «О присвоении звания Героя Советского Союза партизанам, особо отличившимся в партизанской борьбе в тылу против немецких захватчиков» от 1 сентября 1942 года” (PDF), Ведомости Верховного Совета Союза Советских Социалистических Республик : газета (bằng tiếng Nga) (№ 37 (196)): 1, 10 tháng 9 năm 1942, lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2023
  7. ^ “Козлов Василий Иванович” (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  8. ^ “Козлов Василий Иванович” (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016.
  9. ^ “КОЗЛОВ Василий Иванович”, Will-remember.ru (bằng tiếng Nga), Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2012
  10. ^ “Козлов Василий Иванович”, Đại bách khoa toàn thư Xô Viết, lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024
  11. ^ “Козлов Василий Иванович”, knowbysight.info (bằng tiếng Nga), lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2024, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024
  12. ^ “ВАСІЛЬ ІВАНАВІЧ КАЗЛОЎ”, Краязнаўчы сайт Гомеля і Гомельшчыны (bằng tiếng Nga), Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2010

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]