Bước tới nội dung

Di tích chiến thắng Tua Hai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Di tích Chiến thắng Tua Hai
Tượng đài Chiến thắng Tua Hai vào năm 2010
Vị tríĐường Quốc lộ 22B, Ấp Tua Hai, Xã Đồng Khởi, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tây Ninh
Tọa độ11°21′24,5″B 106°03′43,9″Đ / 11,35°B 106,05°Đ / 11.35000; 106.05000
Diện tích39 hécta (390.000 m2)[1][2]
Hình thành1948; 76 năm trước (1948)
Xây dựng choChiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Mục đích ban đầuTháp canh chống lại Việt Minh theo Kế hoạch De La Tour của Boyer de Latour
Mục đích hiện tạiDu lịch, Giáo dục và Tuyên truyền
Cơ quan quản lýBan Quản Lý Các Khu Di Tích Lịch Sử Cách Mạng Miền Nam[3]
Năm sự kiện26 tháng 1 năm 1960; 64 năm trước (1960-01-26)
Sự kiện quan trọngTrận Tua Hai
LoạiLịch sử
Ngày nhận danh hiệu23 tháng 7 năm 1993
Số hồ sơ tham khảo937/QĐ-BT
Quốc gia Việt Nam
Di tích chiến thắng Tua Hai trên bản đồ Việt Nam
Di tích chiến thắng Tua Hai
Vị trí Di tích Chiến thắng Tua Hai tại Việt Nam

Di tích chiến thắng Tua Hai là một khu di tích nằm tại ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nằm về hướng Bắc cách thành phố Tây Ninh khoảng 7 km.[4][5] Những năm 1960, nơi đây được xem là bắt đầu cho phong trào Đồng KhởiTây Ninh và của cả Đông Nam Bộ.[6]

Đến ngày 23 tháng 7 năm 1993, Di tích chiến thắng Tua Hai đã được Bộ Văn hóa - Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 937/QĐ-BT. Ngày 26 tháng 1 hàng năm được xem là ngày kỷ niệm Chiến thắng Tua Hai.[7][8]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ "tua" bắt nguồn từ "la tour" trong tiếng Pháp có nghĩa là "tòa tháp",[9] và Tua Hai (Tháp Canh Thứ Hai) vốn là một chốt quân sự đã tồn tại từ thời kỳ Chiến tranh Đông Dương được xây dựng vào năm 1948 theo Kế hoạch De La Tour của vị Thống đốc quản lý xứ thuộc địa Nam Kỳ tại thời điểm đó là Pierre Boyer de Latour.[10][11][12]

Vào lúc 0 giờ 30 phút, ngày 26 tháng 1 năm 1960, lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã mở cuộc tiến công vào căn cứ Tua Hai, nơi đồn trú của Trung đoàn 32, Sư đoàn 21 quân đội Sài Gòn.[13][6] Kết quả, lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã tiêu diệt 76 lính và thả tại chỗ hơn 400 quân, thu hàng ngàn súng các loại của Việt Nam Cộng hòa,[13] trong khi đó phe lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ 7 người chết.[6] Chiến thắng này được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau này gọi là trận tiến công quân sự có quy mô lớn nhất tại chiến trường Nam Bộ kể từ sau khi Hiệp định Genève được ký kết.[13]

Ngày 23 tháng 7 năm 1993, Di tích chiến thắng Tua Hai đã được Bộ Văn hóa - Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 937/QĐ-BT.[5][14][15] Đến năm 2020, Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Tua Hai đã được tổ chức tại Tây Ninh.[6][8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngọc Khánh (23 tháng 5 năm 2023). “Các di tích lịch sử ở Tây Ninh-điểm đến của khách du lịch”. Cổng thông tin điện tử Phường 1 tỉnh Tây Ninh. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ “Tiềm Năng, Thế Mạnh”. Trang Thông Tin Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Giám Sát Đầu Tư Tỉnh Tây Ninh. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Trung Kiên (13 tháng 5 năm 2020). “Di tích Tua Hai có đơn vị quản lý mới”. Báo Tây Ninh Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (24 tháng 11 năm 2023). “Địa điểm Chiến thắng Tua Hai”. Tỉnh Đoàn Tây Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ a b Báo Tây Ninh (30 tháng 9 năm 2004). “Di tích Tua Hai - Tây Ninh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ a b c d ĐCSVN (6 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng Tua Hai - Mở đầu cao trào Đồng Khởi Nam bộ”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Minh Anh (5 tháng 1 năm 2020). “Dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Chiến thắng Tua Hai”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ a b Ban Tuyên giáo Trung ương – Tỉnh ủy Tây Ninh (23 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng Tua Hai – Mốc son mở đầu phong trào Đồng khởi ở miền Đông Nam bộ”. Báo Đắk Lắk điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ “Kỷ niệm 62 năm Chiến thắng Tua Hai (26/01/1960-26/01/2022)”. Cổng Thông Tin Điện Tử Thị Xã Hòa Thành Tỉnh Tây Ninh. 24 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ “UQAM | Guerre d'Indochine | DE LA TOUR PLAN”. Đại học Québec ở Montréal (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ Waddell 2018, tr. 10
  12. ^ Burchett 1965, tr. 112
  13. ^ a b c Giang Phương (11 tháng 1 năm 2020). “Kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Tua Hai”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
  14. ^ “Quyết định 50/2019/QĐ-UBND quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”. Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Về VBPL. 27 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
  15. ^ Lê Đức Hoảnh (18 tháng 2 năm 2020). “Tây Ninh đầu tư trên 440 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo các di tích”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]